Quản lý trong quy trình kế toán nội thường bao gồm:
· Quy trình kế toán thuế => Phục vụ báo cáo cho nhà nước
· Quy trình kế toán tài chính => Phục vụ báo cáo cho chủ (chủ sở hữu và chủ nợ)
· Quy trình kế toán quản trị => Phục vụ báo cáo cho lãnh đạo công ty
· Kế toán quỹ tiền mặt (thủ quỹ): Căn cứ vào Quy định thu và Quy định chi của doanh nghiệp kế toán lập phiếu thu – chi và thực hiện thu chi, quản lý tiền, sổ theo dõi, quản lý luồng tiền qua quỹ.
· Kế toán kho: Căn cứ dựa vào Quy định xuất, quy định nhập của doanh nghiệp. Kế toán lập chứng từ xuất – nhập và nhập – xuất hàng căn cứ vào chứng tư ghi sổ theo dõi, quản lý luồng hàng qua kho lên báo cáo nhập xuất tồn hàng.
· Kế toán ngân hàng: Mở tài khoản tại ngân hàng, Căn cứ dựa vào quy định của doanh nghiệp và ngân hàng mở tài khoản kế toán ngân hàng lập uỷ nhiệm chi và séc rút tiền, nộp tiền vào tài khoản. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ Theo dõi luồng tiền thông qua ngân hàng cuối tháng đối chiếu với sổ phụ ngân hàng, đồng thời quản lý tiền tại ngân hàng.
· Kế toán thanh toán: Căn cứ dựa vào quy định của doanh nghiệp kế toán thanh toán lập đề nghị, hoàn ứng, ứng tiền và thanh toán, căn cứ vào chứng từ mở sổ theo dõi những khoản tạm ứng thanh toán và đối chiếu công nợ.
· Kế toán tiền lương: Căn cứ dựa vào quy định của doanh nghiệp kế toán soạn thảo hợp đồng lao động, quản lý hợp đồng lao động. Xây dựng Quy chế lương và cách tính tiền lương và thanh toán lương, quản lý, theo dõi bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm thất nghiệp.
· Kế toán bán hàng: Căn cứ dựa vào quy định của doanh nghiệp, căn cứ vào yêu cầu lĩnh vực ngành nghề công ty kinh doanh kế toán để lập hoá đơn hoá đơn, lập chứng từ bán hàng, đồng thời tổng hợp doanh thu bán hàng báo cáo bán hàng.
· Kế toán công nợ: Căn cứ hoá đơn bán hàng, chứng từ bán hàng, kế toán tổng hợp lên công nợ phải thu và phải trả, cũng như việc lập kế hoạch thu nợ, giãn nợ và kỹ năng đòi nợ, giãn nợ.
· Kế toán tổng hợp: Phân loại chứng từ, phân tích chứng từ và cập nhật thông tin theo ngày lên báo cáo, lập báo cáo, đồng thời tiến hành phân tích số liệu cho ý kiến với ban quản lý tài chính hoặc kế toán trưởng.
· Kế toán trưởng: Công việc của kế toán trưởng, phạm vi của kế toán trưởng, trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của kế toán trưởng.
· Kiểm soát nội bộ: Công việc của kiểm soát nội bộ và những phạm vi của kiểm soát nội bộ.
Tuỳ thuộc vào doanh nghiệp lớn hay nhỏ để tuyển dụng, cũng như xếp, phân chia công việc cho các thành viên trong bộ máy kế toán cho phù hợp.
– Trung thực: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
– Khách quan: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo.
– Đầy đủ: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.
– Kịp thời: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ.
– Dễ hiểu: Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng. Thông tin về những vấn đề phức tạp trong báo cáo tài chính phải được giải trình trong phần thuyết minh.
– Có thể so sánh: Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính toán và trình bày nhất quán.
Mẫu sổ sách theo Thông tư 133/2016/ TT – BTC
Tại các doanh nghiệp nhỏ thường chỉ có một đến hai kế toán và công việc của họ cần làm là:
– Sắp xếp hồ sơ chứng từ
Việc đầu tiên là văn thư, hành chính đối diện hàng ngày với các bạn vậy các bạn phải sắp xếp một cách khoa học.
Cất giữ cẩn thận mộc của doanh nghiệp học cách đóng dấu vào từng loại công văn giấy tờ, hợp đồng, hóa đơn, UNC , SEC tiền mặt …
Lưu hồ hồ sơ: cần phân loại hồ sơ, sắp xếp hồ sơ theo trình tự thời gian.
– Kế toán thanh toán và công nợ
Hàng ngày lập phiếu thu, chi, unc để thanh toán mua hàng hóa dịch vụ, trả nhà cung cấp hoặc thu tiền của khách hàng. Theo dõi công nợ khách hàng, công nợ nhà cung cấp, công nợ của nhân viên. Cuối ngày chốt sổ quỹ tiền mặt để chiếu với quỹ, ngân hàng cuối tháng lấy sổ phụ về để hạch toán và đối chiếu tiền quỹ ngân hàng với sổ phụ của ngân hàng.
Hiện nay, sự ra đời của các phần mềm kế toán đã phần nào tiết kiệm được thời gian xử lý các số liệu và mang lại độ chính xác cao. Dưới đây, là một số phần mềm có những tiện ích ưu việt nhất.
Được phát triển trên công nghệ hiện đại, Cơ sở dữ liệu tiên tiến, độ bảo mật cao. Đặc biệt phần mềm kế toán Winta ứng dụng cho đa ngành nghề quản lý nhiều chi nhánh, ngành hàng, giao diện đa ngôn ngữ. Phần mềm có 02 dạng là Đóng gói có sẵn và Thiết kế chỉnh sửa theo đặc thù của doanh nghiệp. Cập nhật các thông tư mới nhất, đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ theo quy định của Bộ tài chính.
Phần mềm đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ tài chính – kế toán của doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực: thương mại, dịch vụ, sản xuất và xây lắp, …Phần mềm có thể đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính – kế toán theo đúng thông tư 133/2016/TT-BTC và 200/2014/TT-BTC. Giúp nhà quản trị theo dõi tình hình tài chính mọi lúc mọi nơi. Ngoài ra phần mềm còn tích hợp trực tiếp phần mềm hóa đơn điện tử, ngân hàng điện tử. Các chức năng này được kết nối thẳng với Tổng cục Thuế giúp tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí kê khai thuế, sử dụng hóa đơn, giao dịch ngân hàng.
Đây là một phần mềm dễ sử dụng, có thể in chứng từ sổ sách kế toán không giới hạn, BCTC. Phần mềm sở hữu công nghệ lọc dữ liệu thông minh. Người sử dụng có thể dễ dàng dễ dàng lọc và phân tích dữ liệu giống như Subtotal và PivotTable của Excel. Tốc độ xử lý dữ liệu nhanh, giúp kế toán viên có thể thao tác tốt hơn. Phần mềm Smart Pro cũng được đánh giá là đơn giản, dễ sử dụng, nhập dữ liệu nhanh do áp dụng công nghệ 1 Màn hình nhập liệu mà không chia theo phân hệ, dễ quản lý, bảo trì & nâng cấp chỉnh sửa theo biểu mẫu báo cáo mới của Bộ Tài Chính, khi đang nhập phát sinh bạn có thể mở các danh mục hồ sơ ra xem.