CÔNG TY LUẬT TNHH GLOBAL SURPLUS- GSP
danh mục dich vụ
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
0908 005 554
CSKH 01
0986544477
CSKH 02
0908005554

Những điều Doanh nghiệp cần biết khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU

Xuất khẩu hàng hóa sang EU – Châu Âu cần những gì?

Việc trở thành quốc gia ASEAN thứ hai ký kết một hiệp định thương mại sâu rộng với EU có thể coi là một niềm tự hào bởi nó cho thấy Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển quan hệ hợp tác với EU. EU luôn là một thị trường rất nhiều tiềm năng song hành với thách thức đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam. Nhà xuất khẩu không chỉ phải nắm rõ về nhu cầu, thị hiếu của thị trường này mà còn hiểu rõ và thông thạo các kiến thức, thủ tục xuất khẩu hàng hóa đi EU cũng như cập nhật các tin tức, hiệp định mới sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh xuất khẩu của Việt Nam trong tươi lai.

Thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang EU – Châu Âu:

Trước khi tiến hành xuất khẩu hàng hóa sang thị trường quốc tế nói chung và EU – Châu Âu nói riêng mỗi doanh nghiệp cần phải hoàn tất những chứng tờ cần thiết như sau:

  • Hợp đồng thương mại: là hợp đồng được ký giữa bên mua và bên bán gồm thông tin hàng hóa, thông tin người mua và người bán, điều kiện cơ sở giao hàng, hình thức thanh toán…
  • Hóa đơn thương mại: ghi rõ giá trị các mặt hàng xuất khẩu.
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O): chứng từ này sẽ cho biết nguồn gốc xuất xứ của hóa được sản xuất. Ngoài ra, có giấy C/O giúp chủ hàng được giảm thuế hoặc được hưởng các ưu đãi đặc biệt tại quốc gia đích đến…
  • Phiếu đóng gói hàng hóa: loại chứng từ này cho biết cách thức đóng gói của lô hàng, số lượng hàng hóa của từng mặt hàng, tổng số kiện hàng xuất khẩu, các thông tin cụ thể về hàng hóa,
  • Tờ khai hải quan: đây là loại chứng từ kê khai hàng hóa xuất khẩu với cơ quan hải quan để đủ điều kiện xuất khẩu.
  • Chứng từ bảo hiểm: bao gồm đơn bảo hiểm, và giấy chứng nhận bảo hiểm. Thực tế, nhiều chủ hàng xuất khẩu không mua bảo hiểm, để tiết kiệm chi phí.

Một số chứng từ xuất khẩu khác:

Ngoài ra, cũng cần có một số chứng từ khác như: Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm (CQ), Chứng nhận kiểm định (CA), Giấy chứng nhận vệ sinh,… Và điều quan trọng hơn cả đối với các mặt hàng được chỉ định xuất khẩu sang thị trường Châu Âu đó chính là giấy chứng nhận CE Marking, không thể thiếu đối với đa số các mặt hàng tại thị trường Châu Âu.

Hy vọng đầu năm 2020, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) sẽ chính thức có hiệu lực. Qua đó 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ ngay khi hiệp định có hiệu lực. Tiếp đó sau 07 năm, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của ta. Đối với 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại của Việt Nam, EU dành cho ta hạn ngạch thuế quan (TRQ) với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.

Như vậy, có thể nói 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn. Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho ta trong các hiệp định FTA đã được ký kết. Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi EU liên tục là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của ta ở thời điểm hiện tại.

fanpage facebook

Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch...

Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 304, Điều 305, Điều 306, Điều 307 và Điều 308 của Bộ luật Hình sự

Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 304, Điều 305, Điều 306, Điều 307 và Điều 308 của Bộ luật Hình sự
Sản Phẩm Dược Liệu Sản phẩm về gấc Dịch Vụ Tư Vấn Nông Nghiệp Dịch Vụ Vận Tải Chợ Rau Củ Qủa