CÔNG TY LUẬT TNHH GLOBAL SURPLUS- GSP
danh mục dich vụ
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
0908 005 554
CSKH 01
0986544477
CSKH 02
0908005554

Văn Bản Pháp Luật Lao Động-Tiền Lương

1. Bộ luật lao động năm 2012: (Download Tại đây)
Bộ Luật lao động (BLLĐ) 2012 đã chính thức được Quốc hội thông qua vào ngày 18/6/2012 với những quy định mới, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động (NLĐ).
Một trong những điểm nổi bật trong Bộ Luật lao động 2012 là quy định mới về thời gian nghỉ thai sản đối với lao động nữ. Theo đó, thời gian nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng thay vì 04 tháng như hiện nay, trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Đối với chính sách tiền lương, BLLĐ 2012 định nghĩa mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho NLĐ làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ và gia đình; được xác định theo tháng, ngày, giờ và được xác lập theo vùng, ngành. Độ tuổi nghỉ hưu trong BLLĐ 2012 không thay đổi so với quy định cũ, tuy nhiên có quy định riêng biệt đối với từng nhóm lao động. 
Thời gian làm việc cũng có những điểm mới, bên cạnh quy định thời gian làm việc không quá 8h một ngày và 48h một tuần, BLLĐ 2012 cũng quy định NLĐ không được làm thêm quá 30h một tháng và 200h một năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định. Đồng thời, thời gian nghỉ Tết âm lịch hưởng nguyên lương cũng được tăng từ 4 ngày lên 5 ngày.
Bộ luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/5/2013.
2. Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động năm 2012: (Download Tại đây)
Chính phủ đã ban hành Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Bộ luật lao động 2012, trong đó có một số nội dung quan trọng về tiền lương, trợ cấp thôi việc, mất việc làm.
Theo đó, người sử dụng lao động trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do NHNN công bố tại thời điểm trả lương.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng hướng dẫn về thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm khi thời gian làm việc có tháng lẻ như sau:
- Thời gian làm việc từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm;
- Thời gian làm việc từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.
Nghị định 05 có hiệu lực từ ngày 01/3/2015 và thay thế Nghị định 196-CP năm 1994, 41-CP năm 1995, 93/2002/NĐ-CP, 33/2003/NĐ-CP, 11/2008/NĐ-CP.
3. Nghị định 44/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động 2012 về hợp đồng lao động:(Download Tại đây)
Chính phủ đã ban hành Nghị định 44/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động (HĐLĐ) với những điểm nội bật sau:
Người lao động ký HĐLĐ với nhiều người sử dụng lao động mà hai bên thuộc đối tượng tham BHXH bắt buộc, BHTN thì nơi ký HĐLĐ đầu tiên có trách nhiệm tham gia BHXH bắt buộc, BHTN. 
Đối với BHYT bắt buộc, nơi ký HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất có trách nhiệm tham gia.
Theo quy định cũ, nơi HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất hoặc thời gian dài nhất có trách nhiệm tham gia BHXH, BHTN, BHYT.
Người sử dụng lao động của các HĐLĐ còn lại có trách nhiệm chi trả khoản tiền tương đương với mức đóng BHXH, BHTN, BHYT cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/07/2013, thay thế Nghị định 44/2003/NĐ-CP.
4. Nghị định 17/2015/NĐ-CP quy định tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống:(Download Tại đây)
Ngày 14/02/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 17/2015/NĐ-CP để triển khai việc tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống.
Ngoài việc quy định cụ thể 11 đối tượng thuộc diện được tăng lương theo chủ trương của Quốc hội, Nghị định còn làm rõ thêm 3 nhóm đối tượng không thuộc diện được tăng lương.
Tiền lương được tăng thêm sẽ được tính theo công thức:
[Hệ số lương theo ngạch, bậc, chức danh] x [1,150,000 đồng] x [8%] 
Việc tăng lương này sẽ được tính hưởng từ 01/01/2015, số tiền lương tăng thêm sẽ không được dùng để tính đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN và các loại phụ cấp lương.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 06/4/2015.
5. Nghị định 47/2016/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang:(Download Tại đây)
Nghị định 47/2016/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang quy định mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động.
1. Đối tượng áp dụng
Người hưởng lương, phụ cấp tại Điều 1 Nghị định 47 bao gồm:
- Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp huyện tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008.
- Cán bộ, công chức cấp xã tại Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008.
- Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo Luật Viên chức năm 2010.
- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP, theo Nghị định số 47/2016 gồm:
+ Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP;
+ Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong số lượng người làm việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo quyết định của Thủ tướng.
- Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được NSNN hỗ trợ kinh phí hoạt động tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ nghĩa vụ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc CAND.
- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
- Ngoài ra, theo Nghị định 47 năm 2016, còn người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.
2. Mức lương cơ sở
- Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
+ Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo pháp luật đối với các đối tượng tại Điều 2 Nghị định số 47/2016/NĐ-CP;
+ Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
+ Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
- Từ ngày 01/5/2016 mức lương cơ sở là 1.210.000 đồng/tháng.
- Mức lương cơ sở được điều chỉnh trên cơ sở khả năng NSNN, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Nghị định 47 có hiệu lực từ ngày 15/07/2016.

fanpage facebook

Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch...

Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 304, Điều 305, Điều 306, Điều 307 và Điều 308 của Bộ luật Hình sự

Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 304, Điều 305, Điều 306, Điều 307 và Điều 308 của Bộ luật Hình sự
Sản Phẩm Dược Liệu Sản phẩm về gấc Dịch Vụ Tư Vấn Nông Nghiệp Dịch Vụ Vận Tải Chợ Rau Củ Qủa