CÔNG TY LUẬT TNHH GLOBAL SURPLUS- GSP
danh mục dich vụ
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
0908 005 554
CSKH 01
0986544477
CSKH 02
0908005554

Kỹ Năng Soạn Thảo Hợp Đồng

Kỹ năng soạn thảo hợp đồng bao gồm tổng hợp các kỹ năng về tư duy pháp lý, kỹ năng về diễn đạt và trình bày ý kiến, kỹ năng viết, kỹ năng áp dụng pháp luật và kỹ năng chiến thuật.

Với kinh nghiệm lâu năm, GSP sẽ hướng dẫn cho các bạn kỹ năng viết hợp đồng với những điều khoản chặt chẽ, phù hợp với các quy định của pháp luật.

GSP hướng dẫn kỹ năng soạn thảo hợp đồng như sau:

 Thứ nhất: Kỹ năng soạn thảo hợp đồng về mặt luật học

Các yếu tố luật học không chỉ nằm ở việc thuộc lòng các quy định, điều khoản pháp luật, mà còn cần phải có tư duy pháp lý một cách vững chắc, cũng như nắm chắc các vấn đề về lý luận.

Ví dụ: Kỹ năng soạn thảo hợp đồng ở khía cạnh tư duy pháp lý thể hiện ở chỗ, trước khi soạn thảo hợp đồng, cần xác định rõ quan hệ hợp đồng là gì để tránh nhầm lẫn về mặt quan hệ. Ví dụ: nhầm lẫn giữa quan hệ về đặt gia công với quan hệ về đặt hàng sản xuất; hoặc nhầm lần giữa quan hệ mua tài sản và quan hệ thuê mua tài sản .Hoặc, kỹ năng soạn thảo hợp đồng trong việc áp dụng nguyên tắc thứ tự hiệu lực văn bản điều chỉnh hợp đồng và nội dung của hợp đồng. Chẳng hạn: Giữa luật kinh doanh bất động sản và luật kinh doanh nhà ở thì áp dụng văn bản nào nếu có mâu thuẫn.

Kỹ năng soạn thảo hợp đồng về mặt luật học còn thể hiện ở việc nắm chắc các quy định pháp luật chung, quy định của pháp luật chuyên ngành và biết cách vận dụng một cách nhuần nhuyễn vào từng quan hệ hợp đồng cụ thể.

Thứ hai: Kỹ năng soạn thảo hợp đồng về mặt ngôn ngữ.
Trong số các kỹ năng soạn thảo hợp đồng thì kỹ năng về sử ngôn ngữ là cực kì quan trọng. Ngôn ngữ hợp đồng nên ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu và phổ thông, gần gủi với hai bên. Tránh trường hợp sử dụng nhiều thuật ngữ, từ ngữ chuyên ngành gây khó hiểu cho cả hai bên, cho những người trực tiếp thực hiện Hợp đồng về sau. Kỹ thuật soạn thảo hợp đồng là điều rất quan trọng và cần được vận dụng một cách cụ thể, khéo léo trong quá trình soạn thảo hợp đồng.

Thứ ba: Kỹ năng soạn thảo hợp đồng về mặt quản trị chiến lược

Chiến lược ở đây thực ra là không quá phức tạp. Nó đơn giản là chỉ cách thức mà người soạn thảo hợp đồng phải triển khai công việc của mình có tính toán, có hệ thống và có hiệu quả. Người có kỹ năng soạn thảo hợp đồng tốt là người biết vạch ra trình tự và chiến lược, chiến thuật và kịch bản cụ thể cho việc xây dựng hợp đồng.
 
Một vấn đề khác trong kỹ năng soạn thảo hợp , đó là thông tin về hai bên. Bên chủ động đưa ra bản dự thảo hợp đồng nên có sự tìm hiểu và hiểu biết đầy đủ, cụ thể về bên còn lại, cũng như hiểu rõ và khả năng nội tại của chính bản thân mình. Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy, có nhiều trường hợp cán bộ đàm phán hợp đồng của doanh nghiệp hoặc thuê Luật sư soạn thảo hợp đồng thương mại nhưng không hiểu rõ chính bản thân mình, dẫn tới đàm phán và kí “lấy được”, nhưng sau đó không thể thực hiện bởi tiềm lực yếu hoặc không đủ kinh nghiệm triển khai.

Nguyên tắc soạn thảo hợp đồng

Làm sao có hợp đồng chỉnh chu, chuyên nghiệp trong mắt đối tác thì chúng ta phải tuân thủ những nguyên tắc soạn thảo hợp đồng sau:

Nguyên tắc thứ nhất: Mỗi văn bản hợp đồng chỉ điều chỉnh một quan hệ hợp đồng.

Nguyên tắc thứ hai: Hợp đồng song vụ hay đơn vụ

- Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ với phía bên kia, tức là hai bên đều có nghĩa vụ với nhau. Xác định nguyên tắc soạn thảo hợp đồng này rất quan trọng để khi xây dựng đề cương hợp đồng, chúng ta có thể xây dựng theo hình xương cá, với nội dung chính giao dịch chính là xương sống, còn xương hai bên chính là quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Quyền của bên này sẽ là nghĩa vụ của bên kia. Nếu thấy chỗ nào mà một bên có quyền nhưng bên kia chưa có nghĩa vụ thì phải kiểm tra lại.

Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ. Tuy nhiên, trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, rất ít khi gặp loại hợp đồng này.

Nguyên tắc Sử dụng đúng ngôn ngữ hợp đồng

- Ngôn ngữ hợp đồng là ngôn ngữ có tính pháp lý nhưng lại được đọc, hiểu và thực hiện bởi những người không thuộc lĩnh vực pháp luật. Do đó, ngôn ngữ soạn thảo nên có tính dễ hiểu, đơn nghĩa, ngắn gọn và chính xác. Tuyệt đối không sử dụng các từ, ngữ và câu có tính biểu cảm, ẩn dụ hoặc sử dụng lối văn nói, sử dụng tiếng lóng hoặc pha lẫn tiếng nước ngoài vào Tiếng Việt.

- Nếu là một người thường xuyên va chạm và soạn thảo hợp đồng thì bạn sẽ quen với cách sử dụng những từ, cụm từ, câu và văn phong của ngôn ngữ hợp đồng. Nhưng nếu bạn ít tiếp xúc thì đây thực sự là một thách thức lớn. Bạn nên tìm những văn bản hợp đồng chuẩn để đọc tham khảo và làm quen với ngôn ngữ hợp đồng.

Nguyên tắc Không có gì là tuyệt đối

-Kể cả khi hợp đồng là một văn bản có giá trị pháp lý ràng buộc hai bên thì vẫn không có gì đảm bảo là mọi chuyện sẽ diễn biến theo đúng kịch bản mà hai bên đã vạch ra. Thực tế luôn thay đổi và điều này sẽ thường xuyên hơn nếu hợp đồng có thời gian thực hiện trong thời gian dài. Do đó, một mặt, bạn nên soạn thảo những quyền và nghĩa vụ có tính cố định cho mỗi bên, nhưng cũng cần bổ sung thêm những điều khoản có tính dự liệu, dự phòng trường hợp thay đổi. Nói cách khác, là bạn nên soạn thảo sẵn những nguyên tắc xử sự cho hai bên khi có sự thay đổi hoàn cảnh thực hiện hợp đồng.

-Nếu bạn cố tình quy định một cách cứng nhắc, hợp đồng sẽ trở nên khó thực hiện trên thực tế khi có sự thay đổi về hoàn cảnh.

Trong quá trình soạn thảo hợp đồng, chúng tôi phát hiện ra rằng, người soạn thảo có thể gặp phải một số rủi ro sau:

Thứ nhất: Thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác. Khi soạn thảo hợp đồng, cần thiết phải có đầy đủ thông tin về các vấn đề cơ bản của giao dịch, như thông tin về chủ thể, thông tin về hàng hóa, thông tin về giá cả, về ý định của hai bên khi xác lập giao dịch .Tuy nhiên, thực tế là chúng tôi thường gặp các trường hợp giấu thông tin, không cung cấp thông tin từ các bộ phận, phòng ban chức năng dẫn đến không có đầy đủ thông tin để soạn thảo hợp đồng.

Thứ hai: Nhầm lẫn về quan hệ hợp đồng. Quan hệ hợp đồng là điều căn bản và rất quan trọng cần phải xác định chính xác trước khi bắt tay vào soạn thảo hợp đồng. Tuy nhiên, một số trường hợp mà chúng tôi gặp, đặc biệt là khi các bạn mới vào nghề, hoặc cán bộ pháp chế của doanh nghiệp tải mẫu hợp đòng trên mạng Internet về sử dụng nhưng không nắm chắc nội dung nên bị nhầm lẫn về quan hệ hợp đồng. Ví dụ: Hợp đồng chuyển nhượng nhà biệt thự có điều kiện (cho thuê lại), nhưng lại soạn thảo thành một hợp đồng chuyển nhượng tài sản đơn thuần.Thứ ba: sử dụng các thuật ngữ thiếu chính xác. Các thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng thường là các thuật ngữ chuyên ngành, các thuật ngữ pháp lý, đôi khi có sự khác nhau trong việc sử dụng so với ngôn ngữ đời thường. Do đó, trong nhiều trường hợp, việc soạn thảo hợp đồng có thể gặp phải những lỗi như vậy dẫn tới cách hiểu, giải thích hợp đồng khác nhau.

Thứ tư: Các rủi ro khác như: Rủi ro về đối tượng của hợp đồng

 

Mọi thông tin chi tiết về gói dịch vụ vui lòng liên hệ:

 Công ty  LUẬT TNHH GLOBAL SURPLUS

 Địa Chỉ: Số 137/9 Đường 59, P.14, Q.Gò Vấp, TP HCM

 Điện Thoại: (84-28)6 295 7936

Hotline: 0986 544 477

 Website: www.ort.com.vn ; Email: Consultancy@ort.com.vn

 

 

 

 

fanpage facebook

Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch...

Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 304, Điều 305, Điều 306, Điều 307 và Điều 308 của Bộ luật Hình sự

Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 304, Điều 305, Điều 306, Điều 307 và Điều 308 của Bộ luật Hình sự
Sản Phẩm Dược Liệu Sản phẩm về gấc Dịch Vụ Tư Vấn Nông Nghiệp Dịch Vụ Vận Tải Chợ Rau Củ Qủa