CÔNG TY LUẬT TNHH GLOBAL SURPLUS- GSP
danh mục dich vụ
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
0908 005 554
CSKH 01
0986544477
CSKH 02
0908005554

Cơ Hội Và Thách Thức Cho Nông Sản Việt Nam Khi Hội Nhập FTA Thế Hệ Mới

Cơ hội ghi dấu ấn trên thị trường toàn cầu

Chia sẻ tại "Diễn đàn thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị nông sản - tận dụng lợi thế và cơ hội từ các FTA" vừa được tổ chức tại TP.HCM, Luật sư Trần Văn An cho biết, thời gian qua Việt Nam đã tham gia hàng loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó, nổi bật nhất là các FTA thế hệ mới như: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Khác với FTA truyền thồng, FTA thế hệ mới có phạm vi rộng, mức độ tự do hoá mạnh, góp phần quan trọng thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu nông sản, mở ra những cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam, ghi dấu ấn trên thị trường toàn cầu. 

Cụ thể, theo Luật sư Trần Văn An, khi các FTA có hiệu lực đem lại những cơ hội cho ngành nông sản thực phẩm Việt Nam bởi các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam có những điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào, vị trí thuận lợi cho giao thương. Những lợi thế đó giúp nông sản Việt Nam có giá cả cạnh tranh cao, sản xuất được nhiều rau quả nhiệt đới, cho năng xuất cao, chất lượng tốt khẳng định được thương hiệu của các doanh nghiệp khi xuất khẩu.

Một số sản phẩm rau quả tươi của Việt Nam được người tiêu dùng EU ưa chuộng như xoài, dứa, thanh long. Cùng với đó là một số rau quả chế biến thành nước ép, hoá quả sấy. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường EU và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Ưu đãi về thuế trong đó xoá bỏ hoặc cắt giảm thế quan theo một lộ trình cũng là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị phần hàng hoá xuất khẩu.

Nhiều thách thức khiến các doanh nghiệp đau đầu

Cũng theo Luật sư Trần Văn An, mặc dù các hiệp định FTA thế hệ mới mang lại rất nhiều cơ hội cho ngành nông sản ở Việt Nam nhưng cũng mang lại rất nhiều thách thức khiến các doanh nghiệp phải đau đầu. 

Cụ thể, hiện nay với các mặt hàng nông sản khi xuất khẩu, công nghệ chế biến sâu chưa đạt được hiệu quả, chưa ứng dụng nhiều về công nghệ cao dẫn đến hàng hoá nông sản khi xuất khẩu bị hư hỏng, chất lượng thấp, chứa nhiều rủi ro.

Các sản phẩm nông sản tại Việt Nam chủ yếu được sản xuất bởi hộ gia đình và trang trại nhỏ nên việc canh tác, cũng như quy trình thu hoạch, bảo quản  còn mang tính truyền thống. Còn hạn chế về mẫu mã, hình thức, chủng loại và chưa chú trọng đến tính "thẩm mỹ" của sản phẩm nên khó đáp ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu bổ sung của các khách hàng EU như quy trình trồng trọt và sản xuất an toàn GlobalGAP, HACCP, ISO 22000, ORGANIC -EU. 

Thị trường EU cũng rất khắt khe về chế tài an toàn thực phẩm như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng chất gây ô nhiễm, nếu không đáp ứng được hàng hoá có nguy cơ bị trả về hoặc tiêu huỷ tại chỗ. 

Trong khi đó nhiều doanh nghiệp sản xuất rau củ quả không chú trọng đến xây dựng thương hiệu, chưa chuyên nghiệp trong bán hàng, chào hàng nên dễ bị "lãng quên" hoặc không tạo được mối quan hệ làm ăn lâu dài.

Giải pháp cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản

Luật sư Trần Văn An cho biết, để vươn rộng hơn ra thị trường nước ngoài và đáp ứng được các thị trường khó tính như EU thì các doanh nghiệp cần đề ra các giải pháp để đáp ứng nhanh, đủ các yêu cầu mới.

Cụ thể, chế biến sâu đang là giải pháp đầu ra nâng cao giá trị nông sản, giúp các doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao trong xuất khẩu nông sản như: Nước trái cây cô đặc, sản phẩm sấy, bột trái cây, thức uống, ngũ cốc...

Đầu tư công nghệ bảo quản như kho lạnh, các kho cấp đông tại chỗ, hệ thống sấy để bảo quản nông sản lâu dài, nâng cao giá trị cho sản phẩm.

Tiếp đó là xây dựng thương hiệu cho nông sản. Hiện phần lớn hàng nông sản Việt Nam vẫn xuất thô và khi ra thị trường nước ngoài sẽ được chế biến, ghi nhãn mác, thương hiệu của các công ty nước ngoài. Chính vì thế, chú trọng vào việc xây dựng thương hiệu, bao bì nhãn mác là cơ hội cho sản phẩm nông sản Việt Nam vươn xa và dễ dàng thâm nhập thị trường. 

Việc ứng dụng công nghệ thông tin để đưa sản phẩm ra thị trường, thiết lập các trang web để giới thiệu sản phẩm, tham gia sàn thượng mại điện tử lớn, các hội chợ, triển lãm sản phẩm cũng là những hoạt động các doanh nghiệp cần quan tâm.

"Có thể thấy việc thực thi các FTA vừa là yêu cầu cũng vừa là cơ hội để doanh nghiệp đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cho hàng nông sản. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để các mặt hàng nông sản định hình, phát triển, nâng tầm thương hiệu nhằm chinh phục các thị trường đầy tiềm năng mà Việt Nam đã ký kết ở các FTA thế hệ mới", Luật sư Trần Văn An chia sẻ.

Xem thêm: tại đây

bài viết khác
fanpage facebook

Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch...

Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 304, Điều 305, Điều 306, Điều 307 và Điều 308 của Bộ luật Hình sự

Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 304, Điều 305, Điều 306, Điều 307 và Điều 308 của Bộ luật Hình sự
Sản Phẩm Dược Liệu Sản phẩm về gấc Dịch Vụ Tư Vấn Nông Nghiệp Dịch Vụ Vận Tải Chợ Rau Củ Qủa