Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc

CÔNG TY LUẬT TNHH GLOBAL SURLUS

Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc
Ngày đăng: 21/04/2025 11:27 AM

     

    1. Bối cảnh pháp lý hiện nay:

    Trung Quốc hiện là một trong những thị trường tiêu thụ nông sản lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã siết chặt các quy định liên quan đến an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và kiểm dịch động thực vật. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật hiện hành của cả Việt Nam và Trung Quốc để đảm bảo hoạt động xuất khẩu diễn ra thuận lợi, đúng quy định.

    1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh
    1. Pháp luật Việt Nam:
    1. Quy định từ phía Trung Quốc:
    1. Nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc cần đáp ứng những điều kiện nào?
    1. Tiêu chuẩn về chất lượng

    Nông sản xuất khẩu cần đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm theo quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Các tiêu chuẩn này được quy định trong Danh mục giới hạn tối đa của Trung Quốc

    1. Kiểm dịch thực vật

    Hàng hóa phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và đảm bảo không vượt dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hoặc chứa chất độc hại.

    1. Mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói

    Nông sản phải được sản xuất từ vùng trồng và cơ sở đóng gói có mã số đăng ký hợp lệ với Trung Quốc. Sai phạm có thể dẫn đến tạm dừng tư cách xuất khẩu.

    1. Bao bì và nhãn mác

    Thông tin trên bao bì phải ghi bằng tiếng Trung hoặc tiếng Anh, bao gồm tên sản phẩm, nơi sản xuất, mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, và tem truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Nếu bao bì là gỗ, cần xử lý theo tiêu chuẩn ISPM 15.

    1. Lưu ý

    Sai phạm trong tiêu chuẩn hoặc quy định sẽ dẫn đến từ chối nhập khẩu hoặc hủy bỏ lô hàng. Doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu để đảm bảo hàng hóa thông quan suôn sẻ.

    1. Các loại nông sản Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

    Hiện tại, Việt Nam có 14 loại nông sản được phép xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc, bao gồm: thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, vải, măng cụt, thạch đen, chanh dây, sầu riêng, khoai lang, và yến sào.

    Thời gian qua, Bộ Công Thương và Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp chặt chẽ để đàm phán với Trung Quốc, mở rộng thị trường xuất khẩu cho nhiều loại trái cây Việt Nam như bưởi da xanh, dừa tươi, bơ, dứa,… Nhờ những nỗ lực không ngừng, chuyến thăm của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Trung Quốc vào tháng 8 năm 2024 đã mang lại kết quả tích cực khi hai bên ký kết 3 nghị định thư, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu dừa tươi, sầu riêng đông lạnh và cá sấu. Đồng thời, các cơ quan chức năng hai nước cũng đang tích cực đề xuất các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thông quan hàng hóa nông sản, thủy sản tại các cửa khẩu biên giới.

    1. Thủ tục xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc mới nhất

    Kiểm dịch thực vật cho nông sản xuất khẩu

    Trước khi xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, doanh nghiệp bắt buộc phải hoàn tất thủ tục kiểm dịch thực vật. Đây là bước vô cùng quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm và tuân thủ các quy định của nước nhập khẩu. Quy trình kiểm dịch thực vật cần tuân thủ các quy định của nước nhập khẩu. Quy trình kiểm dịch thực vật cần tuân theo các bước sau:

    Bước 1: Đăng ký kiểm dịch thực vật cho lô hàng

    Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cần nộp trực tiếp bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật tại cơ quan kiểm dịch gần nhất. Hồ sơ gồm:

            Bước 2: Cơ quan kiểm dịch thực vật tiếp nhận hồ sơ và tiến hành kiểm tra

            Cơ quan kiểm dịch sẽ kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin về loại nông sản, số lượng, nguồn gốc, địa điểm trồng trọt,              cũng như các giấy tờ liên quan như giấy chứng nhận nguồn gốc, giấy chứng nhận kiểm dịch nội địa…

            Bước 3: Kiểm tra lô hàng

            Cơ quan kiểm dịch thực vật sẽ lựa chọn địa điểm kiểm tra dựa trên hồ sơ đã nộp và bố trí nhân sự kiểm tra lô hàng nông sản

            Bước 4: Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch

    Nếu lô hàng đáp ứng yêu cầu kiểm dịch nước nhập khẩu, cơ quan kiểm dịch sẽ Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. Ngược lại, nếu không đáp ứng tiêu chuẩn, lô hàng sẽ bị từ chối và không được cấp giấy chứng nhận.

    Thủ tục hải quan xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc Thủ tục này được quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính. Quy trình gồm 5 bước sau:

    1. Kiểm tra chính sách mặt hàng và thuế.

    2. Chuẩn bị bộ chứng từ cần thiết

    3. Khai tờ khai hải quan

    4. Làm thủ tục hải quan tại chi cục hải quan

    5. Thực hiện thông quan và thanh lý tờ khai hải quan

    Các chứng từ cần thiết để xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

    Các loại thuế, phí phải đóng khi xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

    Khi xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, doanh nghiệp không phải đóng thuế xuất khẩu, nghĩa là thuế xuất khẩu là 0%.

    Và thuế giá trị gia tăng, hàng hóa xuất khẩu sẽ áp dụng mức thuế suất GTGT 0% theo hướng dẫn của Thông tư số 14/VBHN-BTC và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP.

    Doanh nghiệp cũng cần nộp các khoản phí như phí hải quan và lệ phí đối với hàng hóa và phương tiện vận tải quá cảnh khi xuất khẩu nông sản đi Trung Quốc.

    Những rủi ro có thể xảy ra khi xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline